Những mẹo vặt hữu ích bà nội trợ nào cũng cần biết (Phần 3)
Được sự hưởng ứng tích cực của nhiều chị em nội trợ trong hành trình chinh phục căn bếp, hôm nay nhabep24h lại gửi tới những mẹo hay ít người biết về cách chế biến món ăn thêm phần hấp dẫn và ngon miệng trong những mẹo vặt hữu ích bà nội trợ nào cũng cần biết phần 3 này nhé.
1. Mẹo xào rau xanh
Để xào được món rau xanh đẹp mắt, không bị có màu thâm như ở ngoài hàng, các chị em nội trợ hãy thử áp dụng một cách như sau. Rau rửa sạch và nhớ để thật ráo nước. Đun nóng cho khô chảo, cho dầu (mỡ) đều khắp lòng chảo. Cho rau vào xào, nguyên tắc để lửa to trong vòng 2 phút, đảo đều các mặt. Thêm gia vị rồi tiếp tục đảo đều tay. Cuối cùng đậy nắp chừng 15 giây rồi tắt bếp, đổ ra đĩa. Lưu ý không om trên bếp vì rau sẽ bị thâm, vàng, trông kém hấp dẫn.
2. Mẹo lọc xương cá
Lọc xương cá là một trong những công đoạn kì công mà không phải bà nội trợ nào cũng có thể dễ dàng giải quyết. Sau khi đã làm sạch sơ qua, bạn hãy dùng một con dao nhọn cắt đi phần xương hai bên thân cá. Tiếp đến, nhẹ nhàng cắt ngang phần thân thành 2 phần. Xác định vị trí của xương sống, dùng dao tách nhẹ nhàng. Phần xương sườn sẽ thấy đầu nhô lên; và bạn chỉ gần dùng dao hoặc nhíp gẩy phần đầu đó và rút đến khi hết là xong.
3. Mẹo để biết khi nào luộc trứng đã chín
Chẳng cần phải tốn thời gian chờ đợi, cũng không cần phải tính toán xem trứng đã luộc được bao lâu, không biết đã chín chưa,… Có một mẹo vặt khá thú vị để phân biệt trứng luộc đã chín. Đó là sử dụng đũa nấu ăn. Nếu gắp trứng bị trơn trượt, rơi thì trứng vẫn còn chưa chín. Nếu cầm chắc tay, có thể giữ trứng được trên đũa thì nghĩa là trứng đã chín rồi đấy nhé.
4. Mẹo luộc gà ngon
Gà luộc là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những dịp đặc biệt của người Việt. Món ăn này tương đối dễ làm; tuy nhiên để có thể luộc gà ngon, không bị nát mà vẫn giữ được màu vàng tươi thì không phải ai cũng biết.
Để luộc gà ngon, bước đầu phải chuẩn trong khâu chọn gà, làm sạch sẽ. Sau đó, đến khi luộc, phải cố định phần đầu cổ với thân, để gà giữ được dáng đẹp. Tiếp đến đổ nước ấm vào nồi sao cho ngập con gà, rồi luộc ở lửa to. Đến khi thấy nước sôi, vặn nhỏ bếp lại khoảng 15 phút để lửa liu riu. Tắt bếp, đậy kín nắp để ủ khoảng 5 phút. Sau đó, lại luộc tiếp 20 phút để lửa vừa. Tùy thuộc vào số lượng cũng như gà to hay bé để canh thời gian. Để check xem gà thực sự đã chín hay chưa trước khi vớt ra, hãy lấy một que tăm chọc thử. Nếu gà chín sẽ mềm và không có máu chảy ra.
5. Mẹo làm sữa hạt cực dễ
Sữa hạt là món đồ uống yêu thích của nhiều gia đình và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nhiều bà nội trợ than rằng để nấu một mẻ sữa hạt cho cả nhà mất quá nhiều công sức và thời gian. Đó là khi họ chưa biết đến một cách cực hay đó là nhờ sự trợ giúp của máy làm sữa hạt.
Chiếc máy này sẽ giúp giải quyết mọi công đoạn cho chị em. Chỉ cần sơ chế hạt, thêm nguyên liệu và bỏ vào trong máy rồi cài đặt nấu. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất rất nhiều mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu uống sữa hạt mỗi ngày của các gia đình.
Để biết thêm thông tin về chiếc máy làm sữa hạt, hãy đọc bài viết tại đây: Máy làm sữa hạt là gì? Cấu tạo và cách sử dụng
6. Kinh nghiệm chọn hải sản tươi ngon
Hải sản tươi sống bao giờ cũng ngon và nhiều dinh dưỡng hơn hải sản để một thời gian hoặc đông lạnh. Mẹo để chọn được hải sản tươi đó là chị em nội trợ hãy nhìn vào màu sắc, mùi, các bộ phận và độ đàn hồi của hải sản.
Màu phải là đỏ hồng, cam, hoặc xanh óng ánh. Mùi của hải sản đặc trưng, không bị tanh nồng, ôi thiu. Các bộ phận của hải sản phải linh hoạt, đầy đủ. Ví dụ như khi chọn cá nhìn vào mắt thấy lờ đờ, nghĩa là cá không tươi. Cua, ghẹ càng, chân sờ vào thấy chắc, đầy đủ, không bị rụng rời là cua ngon… Thịt hải sản có độ chắc, mập, sờ lên thấy độ đàn hồi tốt là đồ tươi. Ví dụ chọn mực, thịt không bị nát, vẫn liền với phần thân, cầm chắc là mực tươi.
7. Mẹo khử mùi hôi của gà, ngan, vịt
Mùi hôi đặc trưng của những loài gia cầm khi chế biến là điều dễ gây lúng túng với nhiều chị em nội trợ. Để khử bỏ mùi hôi khó chịu này, có một bí quyết nằm ngay trong gian bếp có sẵn. Đó là những loại gia vị quen thuộc như gừng, muối, chanh, giấm, rượu trắng,… Khi sơ chế, hãy đảm bảo làm sạch phần lông, nội tạng và rửa bằng những loại kể trên. Để khoảng 5 phút rồi tráng lại bằng nước sạch. Trong khi nấu, cũng nên kết hợp gia vị có mùi nồng thơm như gừng, tỏi, sả, hành, ớt để khử đi mùi tanh. Và món ăn cũng dậy vị và hấp dẫn hơn.
8. Mẹo để nấu nước hầm xương ngon
Để cho ra được nồi nước hầm xương thơm ngon và ngọt thịt như nhà hàng, hẳn sẽ phải ẩn chứa một bí kíp nào đó. Mẹo này áp dụng cũng đơn giản và hiệu quả. Đó là làm sạch và luộc qua xương với nước, thả một vài lát gừng để dậy mùi và khử đi mùi hôi. Sau đó hớt hết bọt và đổ phần nước đó đi. Lượt hầm tiếp theo đun với lửa to, đến khi sôi hãy vặn nhỏ lại, mở nắp liên tục. Mẹo hay đó là hãy thả 1-2 lát gừng nướng hoặc hành nướng vào trong nước hầm. Nêm gia vị như bột canh, hạt nêm (hoặc mì chính) vừa đủ. Nếu có bọt sôi lên, tiếp tục hớt và ninh tầm 30-40 phút (với nồi thường) và 20-25 phút (với nồi áp suất) là xong.
Xem thêm: 5 công thức món hầm siêu ngon từ nồi áp suất mà ai cũng nên biết
9. Mẹo bảo quản sữa tươi
Sữa tươi trong những chai lớn thường không thể uống hết trong một lần. Để bảo quản trong tủ lạnh được lâu hơn thì có một mẹo là hãy thả vào một vài hạt muối trắng. Muối trắng giúp làm chậm quá trình nhanh thiu, bị chua của sữa. Đồng thời hãy đảm bảo đậy kín nắp để sữa không bị bay hơi và mất chất ra bên ngoài.
10. Mẹo để bảo quản gia vị cực hay cho bà nội trợ
Những gia vị tươi có sẵn như chanh, sả, hành, gừng, nghệ, ớt, riềng, tỏi,…sẽ có cách bảo quản riêng để chúng không bị héo và sử dụng lâu hơn đấy. Với hành, tỏi, gừng, nghệ hãy bảo quản chúng trong lớp cát ẩm. Đúng vậy, bạn không nghe lầm đâu. Cách này sẽ khiến chúng tươi lâu hơn kể cả ở nhiệt độ thường. Với các loại gia vị còn lại, hãy rửa sạch, lau khô và bảo quản chúng trong túi zip hoặc túi nilon. Nguyên tắc vẫn là kỵ khí, hãy đẩy không khí ra ngoài trước khi buộc chặt, bạn nhé.
11. Mẹo để bánh quy giòn thơm
Muốn bánh quy giữ được độ giòn thơm mà bạn đang ăn dở. Hãy cho một vài miếng giấy ăn để cùng trong hộp bánh. Cách này bánh không nhanh bị ỉu và giòn và ngon hơn. Tốt nhất là tránh để không khí lọt vào trong, tránh ánh sáng quá gắt, như thế sẽ bánh ngon và thơm.
12. Mẹo để muối, đường không bị vón cục
Những loại gia vị như muối và đường, để lâu, gặp hơi ẩm sẽ rất nhanh bị vón thành từng cục. Để giải quyết chúng, có một mẹo cũng được nhiều người áp dụng. Với muối trắng, hãy thả vào đó vài hạt gạo để có thể hút ẩm. Với đường, cho cục đất nung, hoặc bánh mỳ, hoặc lát táo nhỏ để hút ẩm và khắc phục tình trạng bị vón cục.
Xem thêm:
- Những mẹo vặt hữu ích bà nội trợ nào cũng nên biết (Phần 1)
- Những mẹo vặt hữu ích bà nội trợ nào cũng nên biết (Phần 2)
Trên đây là bài viết về những mẹo vặt hữu ích khi chế biến và bảo quản các loại món ăn. Chúc các bạn áp dụng thành công và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.