Những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy ép chậm
Bạn đã có trong tay chiếc máy ép chậm nhưng không biết phải làm sao để sử dụng hiệu quả nhất? Tại sao với cùng 1 chiếc máy, người thì hài lòng, người thì chưa ưng ý? Có khi nào bạn chưa thực sự hiểu cách sử dụng. Các cụ ngày xưa có câu của bền tại người, dù bạn có sở hữu một chiếc máy đắt tiền hay máy ép mini thì việc sử dụng đúng cách là phương pháp tốt nhất để giúp tăng hiệu quả ép, khắc phục tình trạng tắc bã, tăng tuổi thọ của máy.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy ép chậm
Chuẩn bị nguyên liệu
Việc chuẩn bị nguyên liệu tuy mất một chút thời gian nhưng là việc rất quan trọng để hỗ trợ máy có thể làm tốt nhiệm vụ của nó.
– Cắt nhỏ nguyên liệu giúp cho máy hoat động hiệu quả hơn, tránh kẹt máy
- Các loại trái cây và củ cứng như táo, lê, cà rốt, dưa chuột, gừng, nghệ… nên thái thành từng miếng nhỏ vừa với miệng máy trước khi cho vào máy ép chậm
- Các loại rau nhiều xơ thớ dọc cần cắt ngắn từ 1-3cm để tránh phần xơ dài làm tắc máy, và không ép rau một mình, cần ép chung với loại quả nhiều nước để tạo độ trơn giúp bã không quấn chặt vào củ ép và tắc kẹt bên trong
- TÁCH HỘT với các loại nguyên liệu có hột cứng và to như xoài, cóc, mận…
- Một số trái cây có vỏ và hạt cứng không ăn được, bị đắng cũng phải bỏ vỏ và hạt trước khi ép, chẳng hạn: vỏ dưa hấu, cam quýt, bưởi, hạt bưởi…
- Một số loại nguyên liệu rất cứng TUYỆT ĐỐI không được cho vào máy ép chậm như mía, đá viên… có thể gây hại nghiêm trọng cho máy
– Làm mát nguyên liệu trước khi ép, giúp cho nước ép sẽ mát hơn và ít bã hơn
– Khi ép các loại hạt cần ngâm nước trước khi ép ( Tại sao phải ngâm hạt trước khi chế biến )
Xem thêm: Chọn nguyên liệu thích hợp cho máy ép đúng cách
Nguyên tắc khi ép
– Ép luân phiên các nguyên liệu theo nguyên tắc MỀM TRƯỚC, CỨNG SAU, ÍT XƠ TRƯỚC, NHIỀU XƠ SAU… Các loại củ cứng nhiều xơ sẽ đẩy phần bã cùng với phần bã của nguyên liệu mềm, do phần bã của nguyên liệu mềm khó cuộn xuống phía dưới của trục vít mà bị ứ đầy lên phía trên của trục. Ví dụ bạn ép các nguyên liệu mềm và ít xơ như chuối, bơ, xoài, kiwi, thanh long… thì phải ép theo sau đó là các loại cứng hơn như cà rốt, táo, lê, bí đỏ, hoặc cần tây nhiều xơ hơn
– Tương tự như vậy cần ép luân phiên các loại nguyên liệu có nhiều hạt nhỏ, sau đó mới đến các loại củ quả cứng hơn
– Máy ép chậm chỉ nuốt và nghiền một phần nguyên liệu một do vậy khi ép không nên ấn, thúc quá nhiều nguyên liệu cùng một lúc khiến máy bị tắc nghẽn và nước ép sẽ nhiều bã hơn
– Chỉ sử dụng que phụ kiện đi kèm máy, tuyệt đối không dùng các vật dụng khác như que nhựa, đũa…để đưa nguyên liệu vào, có thể sẽ bị trục ép cuốn, gây tắc máy khiến máy ngừng hoạt động.
– Khi nguyên liệu bị vướng hoặc tắc nhẹ nên dùng chức năng đảo ngược của máy, giúp cho phần bã phía trước được đưa ra dễ dàng hơn.
– Nếu thấy bã vẫn còn ướt có thể ép lại thêm một lần nữa
Xem thêm: Top 7+ công thức thải độc đẹp da hiệu quả năm 2022
Một số lưu ý khác khi bảo quản và sử dụng máy ép chậm
– Sử dụng đúng nguồn điện đầu vào của máy
– Nên cho máy chạy trong vòng 20 phút (dòng mini), 30 phút (dòng miệng to) rồi nghỉ. Để máy hoạt động quá lâu, động cơ nóng lên không tốt cho máy
– Vệ sinh máy sạch sẽ sau khi ép
– Để máy ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mạnh và những nơi ẩm mốc gây hại cho máy
Trên đây là những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm, ngoài ra các bạn cũng xem thêm một số bí quyết tăng tuổi thọ máy ép trái cây tại nhabep24h nhé.