/ Kinh nghiệm hay / / Hướng dẫn nấu cơm ngon lại cực nhanh bằng nồi áp suất

Hướng dẫn nấu cơm ngon lại cực nhanh bằng nồi áp suất

Nấu cơm là việc đơn giản nhất mà mỗi chúng ta thường làm hàng ngày. Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến việc nấu cơm không còn vất vả, mất nhiều công sức so với nấu bằng bếp củi như ngày xưa. Bạn đã quen với việc nấu cơm bằng nồi cơm điện. Vậy đã bao giờ bạn thử nấu cơm bằng nồi áp suất chưa? Nấu cơm bằng nồi áp suất sẽ có gì khác hơn, thử làm theo các bước dưới đây với nhabep24h để có một nồi cơm chuẩn ngon lại nhanh chóng trong một nốt nhạc nhé!!

Nấu cơm bằng nồi áp suất khác với nồi cơm điện như thế nào?

Thông thường, nồi cơm điện được thiết kế để sử dụng nhiệt lượng hoặc từ trường làm nở hạt gạo, chín mềm tạo thành cơm. Còn đối với nồi áp suất điện, hầu hết sử dụng nhiệt năng, nhờ thiết kế nắp kín sau đó chuyển thành áp suất lớn. Áp suất này trong quá trình đun nấu rất cao, từ đó làm chín cơm nhanh hơn với thời gian ngắn.

Bởi áp suất nấu trong nồi lớn, vì thế thiết kế cũng đặc biệt hơn, chất liệu nồi cứng và nồi dày hơn; nắp cũng thiết kế đóng kín chặt nhờ gioăng cao su và có trang bị cả van xả áp, vô cùng an toàn và tiện lợi. Trong quá trình nấu, hơi nước được giữ lại hình thành áp lực tiếp xúc trực tiếp và nhiệt độ có thể lên đến 1500 độ C khiến cơm chín nhanh và mềm, dẻo hơn.

Nấu cơm bằng nồi áp suất cũng tiết kiệm điện hơn, lại giữ trọn được những dưỡng chất của hạt gạo. Cơm mềm, chín đều và không bị sống, sượng cơm.

Hướng dẫn nấu cơm ngon, nhanh chóng bằng nồi áp suất

1. Đong và vo gạo

Gạo đong vừa đủ cho gia đình ăn như hàng ngày. Nhặt sạn, thóc, những tạp chất thừa có trong gạo rồi tiến hành vo gạo. Đổ nước xâm xấp rồi vo. Nên vo gạo nhẹ tay và tránh vo nhiều lần để giữ được vitamin và dưỡng chất. Sau đó, đổ hết nước ấy đi.

2. Cho gạo vừa vo vào nồi áp suất

Lòng nồi áp suất phải được rửa sạch trước khi cho gạo vào. Thêm gạo và đổ nước như nấu cơm hàng ngày (đổ nước chừng 2/3 đốt tay là vừa). Tuy nhiên, cần lưu ý lượng gạo và nước không đổ quá 2/3 thành nồi; bởi trong quá trình nấu gạo còn nở lên nhiều. Và gạt đều gạo để cơm chín đều

 

Xem thêm: Mách bạn 5 công thức món hầm ngon từ nồi áp suất mà ai cũng nên biết

3. Tiến hành nấu cơm bằng nồi áp suất

Cho lòng nồi vào nồi áp suất, nhớ lau nước (nếu có) dưới đáy nồi. Xoay nhẹ trước khi đặt để đảm bảo bên trong được tiếp xúc khớp với đáy mâm nhiệt. Đóng nắp lại theo đúng khớp, và lưu ý vặn chặt nắp đúng chiều. Đậy kín, nếu thấy hơi bay ra nghĩa ra chưa được. Kiểm tra van xả và khóa an toàn. Cuối cùng, cắm dây nối điện vào nguồn và chọn chức năng nấu cơm. Chọn thời gian thích hợp (10 phút) và nhiệt độ mong muốn (10-15 phút). Chờ đến khi cơm chín, có tiếng báo hiệu là xong.

Xem thêm: Sử dụng nồi áp suất an toàn cần lưu ý những gì

Một vài lưu ý an toàn khi nấu cơm bằng nồi áp suất và mẹo để cơm ngon

  • Đặt nồi ở không gian khô ráo, thoáng và để xa tầm với của trẻ em
  • Trong thời gian nấu, không tự ý mở nắp đột ngột vì rất dễ bị bỏng hơi áp suất
  • Lượng nước đổ vào bằng nồi áp suất ít hơn so với khi nấu bằng nồi cơm, để cơm không bị nhão
  • Khi nồi báo hiệu cơm chín, rút nguồn điện rồi xả van áp suất trước khi mở nắp
  • Lượng gạo và cơm đổ không quá 2/3 thành nồi
  • Không đặt bất cứ vật gì phía trên trong khi nấu
  • Không chạm vào thành nồi, thành nồi khi nấu
  • Sau khi hoàn thành xong, nhớ rút điện, vệ sinh sạch sẽ bên trong và thành bên ngoài nồi áp suất
  • Để cơm ngon, có một mẹo là cho 1 chút dầu ăn trước khi nấu, cơm sẽ mềm và dẻo hơn

Nấu cơm bằng nồi áp suất

Xem thêm: Top những loại nồi áp suất được ưa chuộng nhất hiện nay

Và đó là những thông tin mà bài viết muốn gửi gắm tới bạn đọc. Chúc các bạn nấu cơm bằng nồi áp suất điện ngon và thực hiện thành công. Đừng quên theo dõi và ủng hộ cho những sản phẩm nhà bếp ra mắt sắp tới của nhabep24h bạn nhé!

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích