/ Kinh nghiệm hay / / Để sử dụng nồi áp suất an toàn, cần lưu ý những gì?

Để sử dụng nồi áp suất an toàn, cần lưu ý những gì?

Nồi áp suất là công cụ nhà bếp đắc lực với nhiều chị em nội trợ; giúp giải quyết những vấn đề như hầm đồ ăn nhanh chóng, tiết kiệm nhiên liệu, công sức, thời gian và thân thiện, dễ sử dụng. Tuy vậy, đôi khi chị em sẽ gặp phải những tình huống không mong muốn về sự cố mất an toàn. Vậy hãy trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ, để bảo vệ cho mình và người thân thông qua bài viết này dưới đây nhé!

1. Lựa chọn loại nồi áp suất có thương hiệu uy tín, đảm bảo an toàn

Chất lượng làm nên thương hiệu uy tín. Đây có lẽ là điều không ai có thể phủ nhận từ trước tới nay. Với mặt hàng nồi áp suất cũng như vậy. Trên thị trường hiện nay có vô vàn những sản phẩm quảng cáo về nồi áp suất; với nhiều thương hiệu, mẫu mã, chất lượng khác nhau, thật giả lẫn lộn. Người tiêu dùng như hoa mắt trước nhiều thông tin và cảm thấy vô cùng bối rối mỗi khi đưa ra quyết định mua. Vì thế, để đảm bảo về chất lượng cũng như giảm thiểu những rủi ro về an toàn trong quá trình sử dụng; bạn hãy cân nhắc lựa chọn nồi áp suất đã có thương hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng và hài lòng như các thương hiệu: Philips, BlueStone, Sunhouse, Snapbee,…

Bên cạnh đó, những sản phẩm như nồi áp suất với những thương hiệu uy tín sẽ có những chế độ bảo hành và đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tình tư vấn cho bạn mỗi khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra.

Nồi áp suất điện Sunhouse

Nồi áp suất điện Sunhouse

Xem thêm: Bỏ túi những tiêu chí để mua được nồi áp suất bền đẹp

2. Trước khi nấu, kiểm tra lượng thực phẩm và khóa van an toàn

Lượng thực phẩm khi cho vào nồi áp suất chỉ tối đa 2/3 dung tích nồi (bao gồm cả nước). Nhất là với nồi áp suất điện. Đôi khi sẽ không tránh được tình trạng áp suất cao khiến thực phẩm sôi, trào ra không như ý muốn. Vì thế, hãy xếp đủ lượng thực phẩm vào nồi, tránh cho quá nhiều nhé. Đồng thời, đừng quên đậy kín nắp sau khi cho thực phẩm vào. Kiểm tra thật kỹ khóa van, thanh trượt có hoạt động trơn tru không. Nếu chưa thì phải chỉnh lại vị trí của vòng đệm.

Trước khi nấu, kiểm tra lượng thực phẩm và khóa van an toàn

Trước khi nấu, kiểm tra lượng thực phẩm và khóa van an toàn

3. Tiến hành đun nấu

Đối với nồi áp suất cơ, sử dụng tay nắm chính và tay nắm phụ đặt chắc chắn lên bếp. Ban đầu để lửa to, dần dần chỉnh về mức vừa phải và ủ kỹ; ninh đủ thời gian để thực phẩm chín đều. Đối với nồi áp suất điện, chỉ việc lau khô đáy lòng nồi, đặt vào trong và cắm điện, chọn chế độ cần nấu. Cài nhiệt độ, thời gian như mong muốn là xong. Lưu ý, khi đã cắm điện, tuyệt đối không tự ý mở nắp hay cho tay sờ vào nồi hoặc thực phẩm đang nấu. Vì có thể bị giật điện, gây bỏng, nguy hiểm đến tính mạng.

4. Xả áp suất trước khi mở nắp

Xả áp trước khi mở nắp. Điều này cần phải được nhấn mạnh nhiều lần để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra. Đã có rất nhiều người khi thấy báo hiệu thức ăn chín, liền vội vàng mở nắp như loại nồi thông thường; mà quên mất việc quan trọng là xả áp nên bị bỏng hơi rất nặng, phải nhập viện. Ngoài ra còn có trường hợp, cố gắng mở nắp trong khi áp suất trong nồi vẫn còn nhiều; làm dính chặt gioăng cao su nên lúc nắp bị bật ra. Làm thức ăn bị đổ vương vãi ra ngoài, và dẫn đến bị bỏng do thức ăn chín ở nhiệt độ cao. Khi xả áp, thấy hơi không còn xì ra nữa thì mới được mở nắp.

Xả áp suất trước khi mở nắp

Xả áp suất trước khi mở nắp

5. Không dùng nồi áp suất có dấu hiệu bị nứt, vỡ hay biến dạng

Nồi áp suất khi bị nứt vỡ sẽ vô cùng nguy hiểm. Chúng ta đều biết, trong quá trình nấu, áp suất lên rất cao; với nhiệt độ tương đương có thể lên đến 1500 độ C. Sử dụng nồi bị nứt, vỡ không chỉ làm tràn thức ăn ra bên ngoài mà còn có thể gây nổ, vỡ tung nồi. Cực kỳ nguy hiểm. Vậy nên hãy kiểm tra thật kỹ về dấu hiệu này trước khi đun nấu nhé.

6. Vệ sinh nồi áp suất, ống xả, van xả áp suất sau khi nấu xong

Vệ sinh các bộ phận như nồi, lòng nồi (với áp suất điện), đáy nồi, van xả, nắp nồi, gioăng cao su… Đặc biệt, cần vệ sinh kĩ van và ống xả. Nơi này ít người để ý nhưng có rất nhiều thức ăn, hơi nước bám dính vào, lâu ngày có thể bị tắc. Gioăng cao su sau khi làm sạch, cần gắn đúng vị trí trên nắp nồi để đậy kín, sử dụng cho lần tiếp theo. Vệ sinh bằng nước rửa bát hoặc nước tẩy rửa chuyên dụng có độ acid nhẹ nhàng, chống ăn mòn. Không dùng cọ sắt hay vật sắc nhọn khi vệ sinh để tránh xước, bong tróc lớp chống dính.

Vệ sinh nồi áp suất sau khi nấu xong

Vệ sinh nồi áp suất sau khi nấu xong

7. Ngoài ra còn 1 vài lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng

  • Không sử dụng nồi áp suất khi trong điều kiện ẩm hay môi trường dễ bắt lửa.
  • Vệ sinh sạch sẽ mặt tiếp xúc giữa lòng nồi và đáy nồi (với áp suất điện)
  • Không tự ý thay ruột (lòng nồi) của nồi khác, loại, hãng khác và sử dụng riêng lòng nồi đặt trực tiếp lên bếp
  • Lắp đúng van, vị trí nắp nồi, đậy kín trước khi dùng
  • Khi nắp nồi bị kẹt, hãy đẩy nhẹ để cần hoạt động, thử kiểm tra vòng đệm và lắp lại cho khít là được
  • Luôn nhớ chỉ mở nắp khi van xả áp được gạt xuống

Xem thêm: 5 công thức món hầm ngon từ nồi áp suất mà ai cũng nên biết

Và bài viết trên đây đã gợi ý những gạch đầu dòng để bạn ghi lại, tránh mất an toàn khi sử dụng nồi áp suất trong quá trình làm bếp. Hy vọng bài viết hữu ích và đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ cho những sản phẩm nhà bếp của nhabep24h.

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích