Nguyên nhân và cách xử lý máy ép chậm khi bị kẹt tại nhà
Máy ép chậm đã và đang là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình hiện đại. Chúng không chỉ tiện lợi, tiết kiệm thời gian, mà còn đảm bảo độ tươi mới, dinh dưỡng của đồ uống trái cây, rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, có thể bạn sẽ gặp phải những sự cố như máy bị tắc, kẹt bã rau, củ, xơ cứng. Muốn giải quyết những tình huống này thật ra không hề khó. Hãy để nhabep24h giúp bạn hiểu nguyên nhân và cách xử lý máy ép chậm khi bị kẹt nhé.
Nguyên nhân khiến máy ép chậm bị kẹt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy ép chậm bị kẹt, trong đó phải kể đến:
- Kẹt do bã, xơ của trái cây, rau, hạt, củ bị đầy, bịt kín lưới lọc khiến nước ép không thoát ra ngoài được. Tình huống này xảy ra khi máy đã ép với lượng nguyên liệu lớn; hoặc với những loại máy không có cần gạt lưới lọc
- Kẹt do không tháo được trục ép: Tương tự, nguyên nhân cũng đến từ việc cho quá nhiều nguyên liệu cứng khiến trục ép lệch, kẹt dính vào phần thân máy, không tháo ra được
- Kẹt nắp: Với trường hợp này nắp không thể mở ra được, gây ra trải nghiệm rất khó chịu cho người dùng. Nguyên nhân có thể do nguyên liệu có nhiều xơ cứng, dai như rau má, dứa, hạt,…
Cách khắc phục sự cố khi máy ép chậm bị tắc tại nhà
- Bạn có thể bấm chọn chế độ xoay đảo ngược có hình mũi tên xoay chiều ngay trên thân máy khoảng 10 giây. Với 1 số máy, chức năng này có kí hiệu là Rev. Điều này giúp máy từ từ nhả xơ, bã cứng một cách dễ dàng nhất
- Với trường hợp bị tắc bã ở lưới lọc, thấy nước ép chảy ra nhỏ giọt, yếu; thì đầu tiên cần phải rút phích cắm nguồn. Sau đó tháo lưới lọc để vệ sinh và lắp lại, rồi sử dụng như bình thường.
- Với trường hợp trục ép bị lệch, kẹt vào thân máy thì có thể dùng sức vặn ngược lại nhẹ nhàng từ từ. Nếu không chắc chắn có thể nhờ sự giúp đỡ của kĩ thuật viên tránh làm gãy, vỡ trục ép
Xem thêm: Chọn nguyên liệu thích hợp cho máy ép trái cây đúng cách
Lưu ý để tránh sự cố máy ép chậm bị tắc, nghẹt
- Không cho quá nhiều nguyên liệu cùng một lúc
- Không nên ép riêng những loại củ quá cứng như ổi, táo,… hoặc quá mềm như chuối, thanh long,…
- Với những loại rau quả có nhiều xơ, nên cắt nhỏ hoặc thái miếng vừa để bã không bị cuốn chặt gây tắc
- Những loại quả có hạt cứng không nên cho vào máy ép chậm như lựu, chanh dây,…
- Kiểm tra tránh để quên những vật dụng như thìa, đũa, dao nhỏ,… khi vận hành máy.
- Lắp đúng gờ các linh kiện bên trong máy
Tình trạng kẹt, tắc của máy ép chậm là một trong những lỗi thường gặp cơ bản trong quá trình sử dụng. Do đó các bạn nên xem thêm những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm trước khi sử dụng và một số bí quyết tăng tuổi thọ cho máy ép trái cây. Nếu bạn đã thử áp dụng hết các cách trên mà kết quả vẫn không được thì hãy mạnh dạn mang đến cho đội ngũ kỹ thuật nhờ giúp đỡ nhé. Chúc các bạn thành công!